Articles by "Kiến Thức Camera"

Hiển thị các bài đăng có nhãn Kiến Thức Camera. Hiển thị tất cả bài đăng

Những điều cần biết về tiêu cự ống kính camera quan sát


Thông số kĩ thuật camera thường nhắc tới độ dài tiêu cự ống kính (3mm, 6mm, 2.8 – 9mm, 5 – 50mm….), tuy nhiên ý nghĩa của nó là gì ? Ảnh hưởng của thông số này đến khả năng quan sát như thế nào?

Trong bài viết này, chúng ta cùng xem xét đến những vấn đề sau:
  • Ảnh hưởng của độ dài tiêu cự.
  • Tác động từ kích cỡ của cảm biến.
  • Các loại ống kính tiêu cự cố định thông dụng và cách sử dụng chúng.
  • Các hạn chế trong việc sử dụng ống kính tiêu cự cố định.
  • Tỉ lệ nghịch giữa độ dài tiêu cự ống kính và góc mở.
  • Cách chọn ống kính có tiêu cự phù hợp.
Thông số này đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn địa điểm lắp đặt camera cũng như yếu tố về vùng quan sát (FOV) (có thể hiểu tương tự như góc mở).

Tiêu cự ống kính và FoV / AoV
Độ dài tiêu cự ống kính là khoảng cách vật lý giữa ống kính và cảm biến. Đây là thông số rất quan trọng trong giám sát bởi nó là yếu tố trực tiếp liên quan đến FOV và AOV (vùng quan sát/ góc quan sát).

Sự tác động của tiêu cự trong ống kính
Ống kính có tiêu cự càng lớn sẽ khiến vùng quan sát (góc mở) càng hẹp, ngược lại ống kính có tiêu cự càng nhỏ, vùng quan sát càng rộng lớn. Đây là một nguyên tắc vật lý bắt nguồn từ khoảng cách giữa ống kính và cảm biến, bạn có thể theo dõi hình ảnh dưới đây:

Ống kính có tiêu cự càng dài, đồng nghĩa với việc ống kính càng xa cảm biến, điều này sẽ khiến vùng quan sát càng bị hẹp hơn:

Tương tự như vậy, nếu ống kính có tiêu cự ngắn hơn, cảm biến và ống kính sẽ gần nhau hơn, điều này giúp camera có thể quan sát được vùng rộng lớn hơn:

Tác động từ kích cỡ cảm biến.
Ngoài yếu tố về độ dài tiêu cự ống kính, kích thước của cảm biến hình ảnh cũng là một yếu tố tác động tới FOV (các loại kích cỡ cảm biến thông dụng như: ¼”,1/3”,1/2,8’’….). Với mọi yếu tố như nhau, cảm biến có kích cỡ càng lớn, vùng quan sát sẽ càng rộng và ngược lại.

Quy tắc – tiêu cự vs AoV
Cảm biến kích cỡ 1/3” là loại cảm biến được sử dụng phổ biến nhất, đối với loại cảm biến hình ảnh này, chúng ta có thể xác định được góc mở của từng loại ống kính có độ dài tiêu cự khác nhau:
  • 3mm – 77°
  • 6mm – 44°
  • 12mm – 23°
  • 20mm – 13.7°
  • 50mm – 5.5°
Bạn có thể sử dụng công cụ sau để tính toán:  using the IPVM calculator.

Các loại ống kính thông dụng
Hiện nay, camera giám sát thường sử dụng các loại ống kính có tiêu cự như sau:
  • Fisheye (camera mắt cá)  – thường sử dụng ống kính có tiêu cự dưới 2mm, tuy nhiên điều này sẽ khiến hình ảnh bị méo và biến dạng, do vậy dòng camera này sẽ được trang bị thêm phần mềm dewarping đóng vai trò chỉnh sửa hình ảnh, khiến hình ảnh thu được thực tế hơn.
  • ‘Camera thông thường’ – 3mm ~ 10mm: Ống kính mặc định của những dòng camera này thường có tiêu cự từ 3 đến 10mm (cho vùng quan sát từ 30° đến 80°)
  • Telephoto – 10mm ~ 80mm: Hầu hết mọi dòng camera thường không đi kèm với ống kính có tiêu cự cỡ này, tuy nhiên có khá nhiều dòng ống kính C/CS được cung cấp bởi bên thứ 3.
  • Super Telephoto – 100mm+: Ống kính có tiêu cự lớn cỡ này thường được sử dụng cho các mục đích quan sát đối tượng ở rất xa (khoảng từ 1 ~ 5km, thậm chí xa hơn.)

Các hạn chế của việc sử dụng ống kính
Các hạn chế có thể phát sinh khi sử dụng ống kính có tiêu cự quá dài:
  • Suy giảm chất lượng hình ảnh: Sử dụng ống kính có tiêu cự quá nhỏ khiến góc nhìn trở nên quá rộng lớn, với cùng 1 mức độ phân giải, hình ảnh sẽ bị vỡ hơn nhiêu so với sử dụng ống kính hợp lý.
  • Suy giảm hiệu suất quan sát trong điều kiện thiếu sáng: Sử dụng ống kính có tiêu cự lớn để quan sát với khoảng cách quá xa, trong khi hệ thống đèn hồng ngoại lại chỉ cho phép chiếu sáng ở khoảng cách nhất định, do vậy làm giảm hiệu quả sử dụng của hệ thống.
  • Vấn đề về chiều sâu của cảnh quan sát: Sử dụng ống kính có tiêu cự không phù hợp sẽ khiến camera không thể lấy nét được khi quan sát các vật thể quá xa hoặc quá gần, dẫn đến việc không thể quan sát được vật thể một cách rõ nét nhất.
Lựa chọn ống kính có tiêu cự phù hợp
Sử dụng ống kính càng ngắn càng có thể quan sát được diện tích rộng lớn, tuy nhiên, độ chi tiết của cảnh cũng vì thế mà suy giảm. Thậm chí đối cả với những dòng camera mắt cá có độ phân giải megapixel, với vùng quan sát quá lớn như vậy sẽ gây ra hình ảnh bị mờ hoặc nhòe nếu đối tượng đứng quá gần.

Cách đơn giản để khắc phục vấn đề này đó là tính toán sao cho FOV của camera không quá rộng hơn với vùng bạn đặc biệt cần quan sát. Tuy nhiên điều này có thể sẽ gây khó khăn bởi chúng ta thường muốn quan sát với diện tích lớn nhất có thể trong khi chỉ sử dụng số lượng camera ít nhất. Và để giải quyết vấn đề này, sử dụng phương pháp PPF (pixel per foot) sẽ là một cách hiệu quả nhất để có thể tính toán sao cho vùng quan sát trên camera được rộng nhất mà vẫn không làm giảm chi tiết của các vật thể nằm trong vùng này. Để hiểu rõ hơn về phương pháp PPF, vui lòng đọc bài hướng dẫn về PPF trong các số tới.

Chuẩn nén H.264 là gì?

H. 264 – Định dạng mã hóa video hiệu quả cao
H.264 với tên gọi đầy đủ là MPEG-4 Part 10 AVC (Advance Video Coding – Mã hóa video cấp cao) thường được viết tắt như MPEG-4 AVC/H.264 là một định dạng nén triển vọng nâng cao hiệu quả nén hình cao hơn các định dạng nén thông thường như MPEG-4 hoặc MPEG-2

Sự ra đời và hình thành của H.264:

Được giới thiệu lần đầu vào năm 2004, chuẩn nén H.264 đã trở thành một trong những chuẩn nén Video phổ biến hiện nay trong việc ghi, nén và phát hình ảnh với chất lượng hiển thị cao và tiết kiệm băng thông.
Chuẩn H.264 ra đời dưới sự hợp tác phát triển của tổ chức ITU-T và ISO/IECITU-T là một trong 3 bộ phận của ITU (International Telecommunication Union – Liên hiệp truyền thông quốc tế), còn ISO/IEC là một hội đồng liên kết giữa tổ chức chuẩn hóa quốc tế (ISO – International Organisation for Standardization) và Hội đồng kỹ thuật điện tử quốc tế(International Electrotechnical Commission).

Lịch sử hình thành và phát triển của H.264
Đây đều là những tổ chức hàng đầu thế giới trong việc đưa ra những bộ quy chuẩn chung nhằm đồng bộ và giúp cho các thiết bị có thể truyền tải nội dung dữ liệu qua lại với chất lượng hiển thị tốt và tiết kiệm băng thông. Chịu trách nhiệm chính cho việc nghiên cứu và phát triển về mảng chuẩn hóa quá trình thu, nén và phát video của 2 tổ chức trên lần lượt là các nhóm: VCEG (Video Coding Experts Group) và MPEG (Moving Picture Experts Group).

Ứng dụng thực tế của H.264:

Chuẩn H.264 ngày nay được sử dụng nhiều trong các ứng dụng như đĩa Blu-ray, Đầu ghi hình camera, máy quay phim, đầu thu kỹ thuật số… đều có khả năng giải mã định dạng H.264
Trong các dịch vụ phát video như Youtube, Vimeo, iTunes Store...; các phần mềm web như Adobe Flash, Microsoft Silverlight, HTML5...;
Sử dụng trong các dịch vụ truyền hình HDTV mặt đất (ATSC, ISDB-T, DVB-T, DVB-T2), cáp (DVB-C) và vệ tinh (DVB-S và DVB-S2).

H.264 trở thành lựa chọn hàng đầu cho hệ thống camera giám sát:

Nếu trước năm 2003 bạn thường thấy những đầu ghi hình camera ghi hình với file MPEG-2 hoặc MPEG-4 thì chắc chắn rằng đầu ghi hình đó không được tích hợp cổng mạng. Vì dung lượng ghi hình quá lớn dẫn đến việc xuất hình qua mạng cực kỳ khó khăn
Với những tiến bộ của thuật toán mã hóa video giúp cho việc nén tối ưu hơn vốn kế thừa từ các chuẩn đi trước như MPEG-1, MPEG-2, MPEG-4 Part 2.... chuẩn H. 264 đã giúp tiết kiệm 50% băng thông và dung lượng so với chuẩn nén phổ biến thông thường như MPEG-2 hoặc MPEG-4 Part 2. Mà chất lượng hình ảnh cũng không bị giảm sút.


Đầu ghi camera H.264
Điều này có nghĩa là tất cả các loại đầu ghi hình camera hiện nay đều được hỗ trợ chuẩn H. 264, chúng ta có thể lưu trữ được gấp đôi thời gian với dung lượng chỉ bằng  một nửa so với trước. Nhờ vào sự ưu việt này, H. 264 đã trở thành chuẩn nén phù hợp cho nhiều phương thức truyền tải video như video online với số bit rate thấp nhưng vẫn giữ được chất lượng hiển thị, nhờ vậy, ta có thể quan sát qua mạng bằng hình ảnh HD mà không bị tác nghẽn, giật hình.
Tuy nhiên, vì sự ra đời của các dòng camera quan sát HD vào năm 2012 như: Camera HDTVI, Camera HDCVI, Camera HD-SDI, Camera AHD…. lại tiêu hao quá nhiều dung lượng ổ cứng mặc dù đã được nén tại định dạng H.264 vẫn không thể thỏa mãn được nhu cầu ghi hình của người sử dụng.

Hệ thống Camera quan sát là gì?


Là một hệ thống bao gồm các thiết bị điện tử được kết nối với nhau để ghi nhận hình tại nơi cần theo dõi và đưa hình ảnh tới người sử dụng bằng các thiết bị như: tivi, máy tính, điện thoại di động…. Thông qua mạng internet. Giúp ta quản lý một cách chủ động hơn dù đang ở bất kỳ nơi nào.
Những thiết bị cần có trong 1 hệ thống camera quan sát Analog:
1. Camera quan sát.
2. Nguồn cho camera.
3. Đầu ghi hình camera.
4. Ổ cứng cho đầu ghi hình.
5. Dây điện cấp nguồn cho camera 
6. Dây tín hiệu cho camera.
7. Jack kết nối

1.: Camera quan sát
– Camera quan sát là các mắt điện tử, có thể nhìn thấy hình ảnh tại nơi chúng ta cần theo dõi. Nhiệm vụ của camera là ghi (thu) lại hình ảnh và truyền tín hiệu về nơi nhận dữ liệu hình ảnh.
2. Adaptor cho camera:
– Camera muốn hoạt động được phải cấp nguồn điện cho nó.
– Hiện nay thông thường phần lớn camera trên thị trường sử dụng nguồn là 12V thế nên ta cần phải có Adaptor camera để chuyển nguồn từ 220V về 12V.
– Tuy nhiên, bạn có thể dùng Nguồn tổng cho camera và kết hợp với đầu nối nguồn camera chứ không nhất thiết phải sử dụng nguồn đơn.
3. Đầu ghi hình camera:
– Đầu ghi hình là nơi tập trung tín hiệu hình ảnh thu được từ camera.
– Trên đầu ghi thông thường sẽ có 5 loại cổng mà ta đáng lưu ý:
+ Cổng Video Input: đây là cổng thu tín hiệu từ các camera vào.
+ Cổng Video Output: đây là cổng chuyển hình ảnh ra các thiết bị mà ta muốn quan sát.
+ Cổng Audio Input: cổng vào âm thanh (nếu cần ghi lại âm thanh)
+ Cổng Audio Output: Cổng ra âm thanh (nếu cần nghe lại)
+ Cổng RJ45: Cổng kết nối trao đổi dữ liệu qua internet.
4. Ổ cứng ghi hình:
– Ổ cứng này được gắn vào trong đầu ghi hình camera. Nhằm mục đích lưu trữ lại những hình ảnh (đoạn video) mà camera truyền tải về đầu ghi hình.
– Bạn nên dùng ổ cứng chuyên dụng cho đầu ghi hình, nhằm tránh trường hợp đầu ghi bị treo, đứng, không nhận ổ cứng.
5. Dây điện cấp nguồn:
– Dây điện để dần từ nguồn điện chính (nơi công trình) dẫn về Adaptor của camera. Phần lớn camera sử dụng nguồn 12V nên cần dây kéo về cục adapter
6. Dây tín hiệu:
– Camera truyền tải tín hiệu Analog thông qua cáp đồng trục 
– Ngoài ra để dây gọn đẹp bạn có thể chọn loại dây cáp đồng trục liền nguồn mà không cần đi thêm dây điện
7. Jack kết nối:
–  Jack BNC dùng kết nối camera và đầu ghi hình thông qua dây đồng trục.
–  Balun dùng kết nói camera và đầu ghi hình thông qua dây mạng.
–  RJ45 chỉ dùng cho camera ip kết nối qua internet .

Camera AHD là gì


AHD (Analog High Definition) là công nghệ Analog độ nét cao. AHD camera có khả năng truyền tải dữ liệu với khoảng cách lên tới 500m mà không có yêu cầu gì đặc biệt về hệ thống dây cáp truyền.

Đặc điểm của camera AHD

+ AHD camera cho chất lượng hình ảnh có độ phân giải HD 960P ( 1280 x 960 ) với cảm biến hình ảnh 2.0 Megapixel. Trong khi đó chất lượng hình ảnh của camera HD-CVI chỉ là 1.3 Megapixel với độ phân giải HD 720P ( 1280 x 720 ).
+ Điểm nổi bật nữa của camera AHD là chức năng chống ngược sáng BLC có 4 mức tùy chỉnh khác nhau từ thấp đến cao tùy vào điều kiện môi trường.
+ Sử dụng cáp đồng trục với độ dài đường truyền có thể lên đến hơn 500 mét mà độ nhiễu tín hiệu cực thấp, tỷ lệ biến dạng hình ảnh và độ trễ hình gần như bằng 0. Đây cũng là điểm tương đồng giữa camera HD-CVI và camera AHD.
+ Đầu ghi hình công nghệ AHD cho chất lượng ghi hình HD đối với Camera Analog sử dụng công nghệ AHD, Full HD 1080P đối với Camera IP và Full 960H đối với Camera Analog thông thường.
+ Ngoaì ra còn một điểm đặc biệt nổi bật nữa của đầu ghi hình công nghệ AHD là cho phép lựa chọn 1 trong 3 cách kết nối sau:
- Hoặc Camera Analog sử dụng công nghệ AHD.
- Hoặc Camera Analog thông thường.
- Hoặc Camera IP.
Trong khi đó thì đầu ghi công nghệ HD-CVI chỉ cho phép kết nối đồng thời Camera IP với Camera Analog sử dụng công nghệ CVI và Chỉ cho phép kết nối trong mạng nội bộ.
+ Và điểm nổi bật cuối cùng của công nghệ AHD đó là AHD camera và đầu ghi AHD có giá cả cạnh tranh phù hợp với "túi tiền” của nhiều đối tượng.


Author Name

{picture#https://1.bp.blogspot.com/-GanjoH1GQJM/WwQLi8UA53I/AAAAAAAAAHA/agmpJa9x2iwMOVBW9UoeNKUmmqIwasbkACLcBGAs/s1600/logo%2Bcamera%2B365.jpg} Camera An Ninh 365 {facebook#https://www.facebook.com/L%E1%BA%AFp-%C4%90%E1%BA%B7t-Camera-Ch%E1%BA%A5t-L%C6%B0%E1%BB%A3ng-Gi%C3%A1-T%E1%BB%91t-Camera-An-Ninh-365-C%E1%BA%A7n-Th%C6%A1-441204256349720/?modal=admin_todo_tour} {youtube#https://www.youtube.com/channel/UCD9kYu_e8a371Sh8dZI44Lg?view_as=subscriber}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.